Giao dịch theo tin tức như Non-Farm Payroll (NFP) có thể vô cùng nguy hiểm, và thay vì cố đuổi theo tin tức và đốt cháy tài khoản, các Trader nên chờ đến khi thị trường ít biến động hơn rồi hãy ra tay. Tuy nhiên đối với những Trader luôn có kế hoạch hợp lý để quản trị vốn và rủi ro, luôn bảo vệ tài khoản của mình và biết tránh những sai lầm Trader hay gặp phải khi trade Forex – tin tức luôn là mỏ vàng chờ được khai thác. Trong chiến thuật giao dịch theo tin tức, chuyển động giá – price action – đóng một vai trò rất lớn.
Trước khi trade tin, anh em hãy cùng xem qua một số nguyên tắc sau:- Không ai có thể đoán trước tương lai – điều này chứng minh tầm quan trọng không thể thiếu của quản trị rủi ro;
- Chúng ta hầu như không thể biết tin tức là gì trước khi nó được công bố (tại sao ư? Hãy xem lại quy tắc #1)
- Thậm chí nếu biết trước tin tức là gì chăng nữa chúng ta vẫn không thể đoán được phản ứng của thị trường
Bước 1: Quan sát giá trước khi tin tức được công bố
Mỗi 8 giờ sáng giờ Eastern, khoảng 30 phút trước khi tin NonFarm được công bố, Trader có thể đặt vùng hỗ trợ và kháng cự dựa trên price action. Điều này có thể được thực hiện bằng cách quan sát thị trường vài giờ vừa qua và vẽ hình chữ nhật bao quanh mức đáy và đỉnh trong giai đoạn này. Anh em có thể vẽ trên chart 5, 15 hay 1 phút – đáy và đỉnh cũng sẽ giống nhau hết cả.
Nếu anh em tìm kiếm biến động lớn nhất, anh em có thể tìm một trong các cặp tiền quan trọng (cặp nào có USD).
Bước 2: Xác định hỗ trợ và kháng cự
Anh em có thể thấy trên chart 14 giờ trước giờ công bố tin NonFarm Payroll tháng tư 2012, biên độ giá là 25 pip. Có nhiều lý do cho mức range này, nhưng lý do chính là các nhà cung cấp thanh khoản và nhà tạo lập thị trường đã cẩn trọng với báo cáo NFP. Họ hoàn toàn ý thức được rằng một con số đáng kinh ngạc có thể dấy nên một cuộc biểu tình hoặc bán hàng loạt (sell-off) trong thời gian ngắn. Và trước khi tin được công bố, bất kỳ vị thế quan trọng nào được thiết lập (bởi nhà cung cấp thanh khoản hoặc nhà đầu tư lẻ) đều mang trong mình rủi ro cực lớn.
Bước 3: Đặt lệnh chờ entry
Sau khi đã xác định vùng hỗ trợ và kháng cự dựa hoàn toàn vào chuyển động giá, chúng ta có thể bắt đầu lập kế hoạch trade tin. Một điều chúng ta chắc chắn là giao dịch theo tin tức sẽ dẫn đến độ co dãn lớn, và chính vì thế cái khó nhất của trade tin là dự đoán biến động của độ co dãn. Tuy nhiên chúng ta không cần đoán hướng đi của giá vì chúng ta có thể đặt entry order ở cả hai vùng hỗ trợ hoặc kháng cự. Xem hình dưới đây anh em sẽ thấy rõ hơn:
Bước 4: Quản lý lệnh chờ
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu giá giảm bắt đầu vị thế bán, và ngay sau đó tăng trở lại vùng kháng cự cho tín hiệu mua? Đối với nhiều Trader ở Mỹ, khi chiến thuật FIFO (First In-First Out) là chuẩn mực, tình huống này có thể đóng vị thế bán với một mức lỗ. Chúng ta phải xác định cách giải quyết: nếu anh em muốn lệnh chờ mua bị dừng ngay khi vị thế bán được thiết lập (hay ngược lại) có thể đặt một lệnh chờ “OCO”, hay “One Cancels Other”. Bằng cách này, khi vị thế bán được thiết lập, lệnh chờ mua sẽ bị dừng.
Bước 5: Đặt Stop/Limit
Vì chúng ta đang kỳ vọng sự co dãn trong một thị trường biến động nhanh, chúng ta phải thiết lập các thang đo rủi ro hợp lý khi trade tin. Anh em nhớ rằng sai lầm lớn nhất của các Trader Forex là chịu rủi ro quá lớn đối với một mức lời nhỏ. Mặc cho xác suất dự đoán đúng của Trader là rất cao, quản trị rủi ro kiểu này không thể đảm bảo lợi nhuận lâu dài: “Xác suất đoán đúng của Trader là hơn 50%, nhưng đều chịu lỗ ở các trade thua nhiều hơn thu lời ở các trade thắng. Do đó Trader nên sử dụng stop và limit để đảm bảo tỷ lệ lời lỗ 1:1 hoặc cao hơn.” - David Rodriguez.
Vì chúng ta đã xác định vùng hỗ trợ và kháng cự khi đặt entry order, chúng ta có thể đặt stop phía ngoài của biên độ giới hạn:- Đối với lệnh short entry nhắm đến phá vỡ mức hỗ trợ, stop có thể được đặt phía trên mức kháng cự một chút;
- Đối với lệnh long entry nhắm đến phá vỡ mức kháng cự, stop có thể được đặt phía dưới mức hỗ trợ.
Chúc anh em trade tin vui vẻ và an toàn!
NGUỒN TRADERVIET
#FXSKILLCLUB.COM